Hôm nay, 02/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » HOẠT ĐỘNG CẤP CƠ SỞ

Nhiều hình thức hỗ trợ cho thanh niên phát triển mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện An Biên

Chủ nhật - 15/10/2023 00:52
Nhiều hình thức hỗ trợ cho thanh niên phát triển mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện An Biên
Thực hiện Kế hoạch sô 36-KH/TĐTN-BPT, ngày 04/5/2023 của Ban thường vụ Tỉnh đoàn Kiên Giang về việc triển khai thực hiện Chương trình "Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp" giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2023. Những năm qua BTV Huyện Đoàn đã thực hiện hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển các mô hình kinh tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu bằng nhiều hình thức phù hợp như: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các diễn đàn, đối thoại chính sách, hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng các chương trình hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp,..cho nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó có mô hình “Đan thủ công mỹ nghệ bằng cây năn tượng”.


Cây năn tượng là loài cây cỏ sống tự nhiên trong vuông tôm, phấn bố nhiều trên địa bàn xã Nam Thái, Nam Thái A. Qua bàn tay, khối óc lao động của người dân vùng quê, năn tượng mang hơi thở mới, sức sống mới. Cây năn tượng đã được nâng cao giá trị, trở thành nguyên liệu để đan đát thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ bền, đẹp như: Thúng, giỏ, khay,… được thị trường nước ngoài ưa chuộng và đặt hàng xuất khẩu. Mỗi sản phẩm hoàn thiện được xuất khẩu trị giá khoảng 60.000 đồng đến 110.000 đồng. Mô hình “Đan thủ công mỹ nghệ bằng cây năn tượng” là mô hình khởi nghiệp sáng tạo, người thợ đan sẽ dùng cây năn tượng khô để đan giỏ theo mẫu có sẳn, mẫu đan do bên doanh nghiệp thu mua cung cấp. Đây là mô hình nhằm góp phần chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại xã Nam Thái, mô hình khởi nghiệp này được quản lý bởi các thanh niên trong xã, cụ thể mỗi ấp sẽ có ít nhất là 02 thanh niên tham gia quản lý, phân phối các khung mẫu đan, nguyên liệu năn tượng khô cho đoàn viên, hội viên thanh niên và người dân trên địa bàn ấp đó, mỗi cặp sản phẩm đan hoàn thành người thợ đan sẽ được trả 25.000 đồng - 45.000 đồng, mỗi ngày người đan có thể đan từ 4-6 cặp (tùy theo mẫu lớn hoặc nhỏ), người đan sẽ nhận tiền từ 3 – 7 ngày kể từ ngày giao sản phẩm. Sau đó, các thanh niên quản lý của ấp sẽ thu gom các sản phẩm hoàn thiện, sẽ được nhân viên xuống vận chuyển về công ty để kiểm tra và tiến hành các bước xuất khẩu. Xác định được khôn chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà mô hình còn giúp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Qua đó, mô hình “Đan thủ công mỹ nghệ bằng cây năn tượng” của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Nam Thái cũng được Huyện Đoàn, cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao và nhân rộng trên địa bàn huyện. Một phần cũng tạo được thu nhập cho 1 số ĐVTN trên địa bàn xã. Bước đầu Huyện Đoàn đã kết nối với công ty cổ phần MCF Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng, đây là công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm bằng cây năng tượng, sau khi trao đổi với công ty thì Huyện đoàn nắm được tình hình về nguyên liệu đan thủ công mỹ nghệ là cây năng tượng, loài cây này rất phát triển tự nhiên tại vùng nước mặn, đặc biệt là các vuông tôm trên địa bàn xã Nam Thái. Qua thời gian khảo sát, trao đổi, Huyện đoàn đã phối hợp với Công ty mở lớp dạy nghề đang thủ công mỹ nghệ, sản phẩm bằng cây năng tượng tại 7/7 ấp trên địa bàn xã, Công ty sẽ cử 10 giáo viên dạy kỹ thuật đan xuống xã để dạy cho đối tượng có nhu cầu trong vòng 5 – 7, người học xong sẽ được giao khung mẫu về nhà để đan ra sản phẩm.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy webiste này thế nào ?

Đẹp, nội dung phong phú

Nội dung phong phú

Không đẹp lắm

Xấu, nội dung tẻ nhạt