Hôm nay, 17/05/2024

Trang nhất » Tin Tức » TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”

Thứ sáu - 12/11/2021 22:44
I.NGHỊ QUYẾT SỐ 128/NQ-CP NGÀY 11/10/2021
Câu 1: Tại sao Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP?
Trả lời:
Tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.
Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; diện bao phủ vắc xin nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch.
Từ thực tiễn tình hình, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Câu 2: Mục tiêu của Nghị quyết số 128/NQ-CP là gì?
Trả lời:
Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.
Trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin đang được đẩy nhanh nhưng chưa đạt độ bao phủ toàn dân và các loại thuốc điều trị Covid-19 đang được phát triển, đưa vào sử dụng nhưng chưa có thuốc đặc trị; nhằm đảm bảo sự thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Câu 3: Việc đánh giá, xác định cấp độ dịch được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Về phân loại cấp độ dịch, được chia làm 04 cấp:
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
* Về phạm vi đánh giá cấp độ dịch:
Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
* Về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch:
- Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
- Độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều).
- Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
* Xác định cấp độ dịch
- Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch;
- Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình dịch trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Câu 4: Các biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Các biện pháp y tế bao gồm: cách ly y tế, xét nghiệm, thu dung, điều trị, tiêm chủng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ.
1- Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
- Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch (Cấp 1 không hạn chế số người; Cấp 2 hạn chế, có điều kiện; Cấp 3, 4 không tổ chức/hạn chế, có điều kiện).
- Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 (Cấp 1 hoạt động; Cấp 2 hoạt động/hoạt động có điều kiện; Cấp 3, 4 không hoạt động/hoạt động hạn chế, có điều kiện).
 - Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh hoạt động ở các cấp độ dịch.
- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
+ Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng hoạt động ở các cấp độ dịch.
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối hoạt động ở các cấp độ dịch (riêng cấp 4 hoạt động/hoạt động hạn chế).
+ Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống hoạt động ở các cấp độ dịch (riêng cấp 4 hoạt động hạn chế).
+ Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp (Cấp 1 hoạt động/hoạt đồng hạn chế; Cấp 2, 3 ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế; Cấp 4 ngừng hoạt động).
+ Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,... (Cấp 1 hoạt động; Cấp 2 hoạt động/hoạt động có điều kiện; Cấp 3 ngừng hoạt động/hoạt động có điều kiện; Cấp 4 ngừng hoạt động).
- Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp (Cấp 1 hoạt động; Cấp 2 hoạt động/hoạt động hạn chế; Cấp 3 hoạt động hạn chế; Cấp 4 ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế).
- Hoạt động cơ quan, công sở (Cấp 1, 2 hoạt động; Cấp 3, 4 hoạt động hạn chế).
- Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự (Cấp 1 hoạt động; Cấp 2 hoạt động/hoạt động hạn chế; Cấp 3 hoạt động hạn chế; Cấp 4 ngừng hoạt động).
- Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
+ Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch (Cấp 1, 2 hoạt động; Cấp 3 hoạt động hạn chế; Cấp 4 ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế).
+ Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao... (Cấp 1 hoạt động; Cấp 2,3 hoạt động hạn chế; Cấp 4 ngừng hoạt động).
- Ứng dụng công nghệ thông tin ở từng cấp độ dịch.
2- Đối với cá nhân
- Tuân thủ 5K ở từng cấp độ dịch.
- Ứng dụng công nghệ thông tin ở từng cấp độ dịch.
- Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau (Cấp 1, 2 không hạn chế; Cấp 3 không hạn chế, có điều kiện: Cấp 4 hạn chế).
- Điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 ở từng cấp độ dịch.
II. QUY ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ
( Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế)
Câu 5: Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch đảm bảo các yêu cầu?
Trả lời:
- Tiêu chí 1: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần.
Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 - <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150). Các địa phương có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid-19.
+ Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin). Các địa phương có thể điều chỉnh tỷ lệ tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.
+ Trong tháng 10/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19. Từ tháng 11 năm 2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19.
- Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến
+ Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.
+ Các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra.
Câu 6: Việc điều chỉnh cấp độ dịch được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
- Trường hợp không đạt được tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch.
- Phải tăng lên 1 cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc).
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, ...), khả năng ứng phó có thể điều chỉnh các tiêu chí, cấp độ dịch cho phù hợp.
Câu 7: Các biện pháp chuyên môn chuẩn bị năng lực ứng phó với Covid-19?
Trả lời:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch Covid-19, gồm các nội dung sau:
- Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.
- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.
- Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc Covid-19:
+ Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc Covid-19 (F0), đặc biệt kế hoạch bảo đảm đáp ứng về giường ICU. Cập nhật số liệu và quản lý phần mềm báo cáo các cơ sở thu dung, điều trị F0.
+ Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén; các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà.
+ Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị Covid-19. Bảo đảm tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 8: Việc xét nghiệm Covid-19 được thực hiện trong những trường hợp nào?
Trả lời:
* Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.
- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...
- Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)...
- Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
* Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
* Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
* Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.
* Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
Câu 9: Việc cách ly y tế đối với từng đối tượng được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
- Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1): Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): Thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
Câu 10: Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.
III. HOẠT ĐỘNG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
(Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải)
Câu 11: Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại công trường gồm những nội dung gì?
Trả lời:
- Căn cứ cấp độ dịch Covid-19 được công bố để xác định ảnh hưởng trên phạm vi công trường và xây dựng các phương án, biện pháp tổ chức thực hiện tương ứng với từng cấp độ dịch để kiểm soát đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong công tác vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu, hàng hóa phục vụ thi công xây dựng và các dịch vụ khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của người lao động trên công trường.
- Phương án xử lý và bố trí phòng, khu vực để cách ly tạm thời đối với trường hợp người lao động có các biểu hiện nghi nhiễm Covid-19 và/hoặc có ca nhiễm Covid-19 và/hoặc F1, F2.
- Phương án tổ chức thi công xây dựng tại công trường; phương án đảm bảo an toàn, điều kiện sinh hoạt cho người lao động trong trường hợp dịch bùng phát ở cấp độ cao trên địa bàn công trường; phương án tổ chức xét nghiệm cho người lao động.
- Phân công, quy định rõ người có trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện, người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động thi công xây dựng trên công trường gắn với việc đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Câu 12: Những đối tượng nào phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ quan chức năng của địa phương về phòng, chống dịch Covid-19?
Trả lời:
Tổ chức, cá nhân[1] phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế, cơ quan chức năng của địa phương về phòng, chống dịch Covid-19.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng, ban hành “Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại công trường” và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên công trường đảm bảo các nguyên tắc chung của Hướng dẫn tạm thời;
* Đối với chủ đầu tư
- Chủ đầu tư thành lập “Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường” với thành viên bao gồm: Đại diện chủ đầu tư, đại diện Tư vấn giám sát.
- Là đầu mối để hỗ trợ nhà thầu xây dựng, người lao động đảm bảo hoạt động thi công, lao động, sản xuất được thông suốt:
- Chủ động cùng với nhà thầu xây dựng kế hoạch tiêm vacxin cho cán bộ, người lao động; báo cáo chính quyền địa phương để người lao động được ưu tiên tiêm vacxin, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở.
* Đối với nhà thầu xây dựng
- Đảm bảo an toàn, sức khỏe và điều kiện làm việc cho người lao động
- Chủ động phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho công trường.
- Rà soát tổ chức công trường, tổ chức thi công hợp lý.
* Đối với đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng
- Bố trí văn phòng làm việc của tư vấn giám sát thông thoáng, đảm bảo giãn cách để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong công trường khi phát sinh các ca nhiễm COVID-19. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn khu vực nhà ở, văn phòng theo hướng dẫn, yêu cầu của các cơ quan chức năng.
- Phối hợp với chủ đầu tư trong việc quản lý, giám sát hoạt động thi công xây dựng, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của nhà thầu thi công, của người lao động, của các tổ chức, cá nhân cung ứng, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ thi công đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
* Đối với tổ chức, cá nhân cung ứng, cung cấp nhiên liệu, vật liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ thi công và nhu yếu phẩm phục vụ đời sống, sinh hoạt cho người lao động trên công trường
- Xây dựng và triển khai phương án vận tải, vận chuyển, giao nhận vật tư, vật liệu, hàng hóa đảm bảo tuân thủ quy định về kinh doanh vận tải và quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
- Bố trí và yêu cầu lái xe, phụ xe (nếu có) thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định.
- Lập danh sách để theo dõi và thông báo cho nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tiếp nhận vật tư, vật liệu, hàng hóa, nhu yếu phẩm thông tin về phương tiện (biển số xe), tên của lái xe, phụ xe thực hiện và tham gia vận tải, vận chuyển, giao nhận vật tư, vật liệu, hàng hóa.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe, phụ xe trong suốt quá trình vận chuyển đảm bảo an toàn giao thông và an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
* Đối với người lao động
          - Tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường, của chính quyền địa phương nơi cư trú; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị, dụng cụ y tế được cấp phát trên công trường đúng yêu cầu.
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”.
- Nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, quét mã QR khi ra, vào công trường.
- Hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người không cần thiết trên công trường; hạn chế tiếp xúc gần, hạn chế việc dùng chung các trang thiết bị, đồ bảo hộ, dụng cụ lao động, đồ dùng cá nhân để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và người khác.
- Thực hiện các biện pháp để đảm bảo, tăng cường sức khỏe bản thân; vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của cơ quan y tế, hướng dẫn của đơn vị quản lý; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch của địa phương, của đơn vị quản lý công trường.
- Tiêm vacxin phòng COVID-19 theo đề nghị của đơn vị trực tiếp quản lý, của chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Tự chủ động theo dõi sức khỏe; không được giấu các biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 (mệt mỏi, sốt > 38o C, ho, đau rát họng, khó thở, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác...) của bản thân và người khác. Khi có các biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 phải thông báo kịp thời cho Tổ công tác, Bộ phận hoặc người phụ trách phòng, chống dịch COVID-19 của công trường, đơn vị quản lý để có phương án xử lý (như: xét nghiệm, khám, chữa bệnh,...).
- Hạn chế việc di chuyển, tiếp xúc với người ngoài công trường, đặc biệt khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát tại địa phương, khu vực lân cận.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
( Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải)
Câu 13: Các nguyên tắc chung về hành khách tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Trả lời
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế;
- Xét nghiệm y tế:
+ Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...;
+ Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3. Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
+ Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
- Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
Câu 14: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
 Xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và quy định về phòng, chống dịch Covid-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định.
- Bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu của Hướng dẫn tạm thời;
- Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);
- Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định;
- Trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4: lập danh sách hành khách đi xe theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai (bao gồm cả việc cập nhật bổ sung hành khách đi xe trên hành trình); sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở Giao thông vận tải nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch Covid-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; bảo mật thông tin hành khách theo quy định của pháp luật;
- Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 15: Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
- Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19;
- Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu Hướng dẫn tạm thời;
- Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);
- Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
- Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 16: Đơn vị hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
- Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải (đảm bảo chỉ vận chuyển hàng hóa, người của đơn vị mình), nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19;
- Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu của Hướng dẫn tạm thời;
- Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);
- Trường hợp có người đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4: lập danh sách người đi xe; sao gửi danh sách người đi xe về Sở giao thông vận tải nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách người đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch Covid-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình, đón trả người và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm theo quy định;
- Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 17: Yêu cầu đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
* Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
* Xét nghiệm y tế
- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
- Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
- Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe một trong các trường hợp:
+ Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
+ Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
- Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
+ Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
+ Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
- Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
* Trước, trong và sau chuyến đi, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.
* Trường hợp chuyến đi có hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe dương tính với SARS-CoV-2: thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
* Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp với từng loại hình phương tiện giao thông công cộng; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
* Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện... Chú ý đối với xe taxi và các phương tiện tương tự, lái xe, người phục vụ trên xe phải lau chùi tay nắm cửa, ghế ngồi của xe sau mỗi lần hành khách lên, xuống xe bằng dung dịch sát khuẩn nhanh.
Câu 18: Phương tiện vận tải phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trả lời:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định;
- Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải được vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.
Câu 19: Bến xe, trạm dừng nghỉ phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Trả lời:
- Xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19;
- Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
- Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;
- Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ (đối với bến xe), nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế;
- Trong trường hợp phát hiện lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
- Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực công cộng;
- Yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế;
- Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 20: Nơi xếp dỡ hàng hóa phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Trả lời:
- Xây dựng và triển khai phương án xếp dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19;
- Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
- Trường hợp nơi xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4: bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh;
- Trong trường hợp phát hiện lái xe, người đi theo xe, người làm việc tại nơi xếp dỡ hàng hóa có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi... phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
- Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực công cộng;
- Yêu cầu lái xe, người đi theo xe thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế;
- Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Câu 21: Người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ, nơi xếp dỡ hàng hóa có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
- Xét nghiệm y tế:
+ Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
+ Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
+ Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
+ Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
+ Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
- Thường xuyên nhắc nhở lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Câu 22: Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hành khách trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại Hướng dẫn tạm thời;
- Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc;
- Chuẩn bị phương tiện đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định;
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên tàu theo quy định của Bộ Y tế;
- Trong trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
- Tổ chức vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt của phương tiện (khoang hành khách, ghế ngồi, khu vực vệ sinh) hàng ngày và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 23: Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
- Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19;
- Bố trí thuyền viên đáp ứng các yêu cầu của Hướng dẫn tạm thời;
- Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4);
- Yêu cầu thuyền viên chạy đúng hành trình đã được cấp phép của cơ quan Cảng vụ và xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa;
- Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 24: Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
* Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
* Xét nghiệm y tế
- Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
- Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
- Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện một trong các trường hợp:
+ Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
+ Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
- Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
+ Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
+ Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
- Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
* Trước, trong và sau chuyến đi, thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khỏe và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.
* Vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều của phương tiện như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện, khu vực vệ sinh...
* Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
Câu 25: Phương tiện vận tải trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện gì?
Trả lời:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
- Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19: phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.
Câu 26: Cảng, bến thủy nội địa trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Trả lời:
- Xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa ra vào cảng, bến bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch Covid-19;
- Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
- Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;
- Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế và địa phương;
- Trong trường hợp phát hiện thuyền viên, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
- Thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;
- Yêu cầu thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế;
- Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19;
- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao.
Câu 27: Người làm việc tại cảng, bến trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa có trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn gì ?
Trả lời:
- Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
- Xét nghiệm y tế:
+ Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
+ Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
+ Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
+ Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
+ Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
- Thường xuyên nhắc nhở Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Câu 28: Kế hoạch tổ chức vận chuyển trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào đối với từng cấp độ dịch?
Trả lời:
*  Vận tải hành khách bằng phương tiện thủy
- Đối với địa bàn có dịch ở cấp 1, cấp 2:
+ Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường;
+ Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và hành khách đáp ứng các yêu cầu Hướng dẫn tạm thời;
- Đối với địa bàn có dịch ở cấp 3:
+ Đối với tuyến vận tải hành khách nội tỉnh: Sở Giao thôn vận tải tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hoạt động đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
+ Đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép hoạt động tối đa không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
+ Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và hành khách đáp ứng các yêu cầu Hướng dẫn tạm thời;
- Đối với địa bàn có dịch ở cấp 4: dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường thủy.
* Vận tải hàng hóa bằng đường thủy
Tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu của Hướng dẫn tạm thời.
 
_______________________



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

 

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy webiste này thế nào ?

Đẹp, nội dung phong phú

Nội dung phong phú

Không đẹp lắm

Xấu, nội dung tẻ nhạt